Đang Tải

[UIT] CNTT Việt Nhật UIT – Ngành “đáy” hay chỉ là nạn nhân của định kiến?

Toà nhà Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP.HCM, nơi đào tạo ngành CNTT Việt Nhật UIT với cơ hội làm việc tại Nhật Bản.

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM (UIT), ngành Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (CNTT Việt Nhật UIT) từng là một trong những ngành thu hút sự quan tâm bởi định hướng quốc tế và cơ hội làm việc tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, CNTT Việt Nhật lại trở thành tâm điểm của những lời miệt thị, bị gọi là “ngành đáy”, “wibu loser” hay “ngành thấp điểm”.

Vậy điều gì đang xảy ra? Và liệu đây có phải là một biểu hiện đáng báo động về văn hóa phân biệt ngành học trong môi trường đại học?

Một vài định kiến nhưng không phải số đông

Trên các nhóm sinh viên UIT, một số ít bình luận tiêu cực đã gán nhãn cho ngành CNTT Việt Nhật là “ngành đáy” chỉ vì điểm đầu vào không cao bằng một số ngành khác. Thậm chí có ý kiến gọi đây là “ngành của wibu”, “ngành loser”, hay “chọn ngành vì không đủ điểm”.

Tuy nhiên, phần lớn sinh viên UIT – bao gồm cả những người học ở các khác – lại phản đối mạnh mẽ tư duy phân biệt này. Các bạn cho rằng đánh giá người khác chỉ qua điểm số là thiếu trưởng thành và đi ngược lại tinh thần học thuật.

CNTT Việt Nhật UIT – “Ngành đáy”? Hay là ngành được doanh nghiệp Nhật Bản săn đón?

Một cfs từng viết rất rõ ràng:

“Nể nhất mấy bạn khinh ngành Việt-Nhật. Các ngành khác tốt nghiệp xong bao nhiêu bạn được ra nước ngoài? Bao nhiêu bạn ra trường được mức lương trên 20 củ?
Trong khi từ năm 3 là 1 năm hơn 50 công ty Nhật về phỏng vấn, nếu pass thì tốt nghiệp là bay sang Nhật làm lương từ 40 đến 80 triệu là bình thường.”

Thiet-ke-chua-co-ten-1-1 [UIT] CNTT Việt Nhật UIT – Ngành “đáy” hay chỉ là nạn nhân của định kiến?
Việt Nam – Nhật Bản: Hành trình học tập và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên CNTT Việt Nhật UIT

Một số bạn sinh viên còn cho biết họ chọn CNTT Việt Nhật không phải vì điểm thấp, mà vì định hướng nghề nghiệp rõ ràng, yêu thích văn hóa Nhật và mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Một số người còn bỏ cơ hội vào ngành top để theo CNTT Việt Nhật – bởi họ nhìn xa hơn điểm thi, xa hơn cả 4 năm đại học.

Thành công không nằm ở điểm đầu vào

Screenshot-2025-04-26-001338-1024x528 [UIT] CNTT Việt Nhật UIT – Ngành “đáy” hay chỉ là nạn nhân của định kiến?
Điểm chuẩn của trường ĐH Công nghệ Thông tin qua các năm
Nguồn: Tuyển sinh UIT

Điểm đầu vào không phải là thước đo duy nhất của năng lực, và chắc chắn không định nghĩa tương lai.

  • CNVN UIT đang là một trong những ngành có tỷ lệ sinh viên được tuyển dụng cao sau khi ra trường.
  • Sinh viên có thể được phỏng vấn với doanh nghiệp Nhật ngay từ năm 3.
  • Thu nhập trung bình của sinh viên đi Nhật sau tốt nghiệp có thể cao gấp đôi – gấp ba so với một số ngành top trong nước.

Thay đổi tư duy: UIT cần một văn hóa học đường văn minh hơn

Là một phần của cộng đồng UIT, mỗi sinh viên đều nên được tôn trọng vì sự nỗ lực và định hướng riêng. Đã đến lúc chúng ta dừng lại những trò đùa kém duyên, những meme mang tính phân biệt ngành học, để xây dựng một cộng đồng gắn kết hơn.

Không ai chọn ngành học để bị đánh giá, để bị gọi là “đáy”.
Và thật sai lầm nếu chúng ta chỉ đánh giá nhau qua… một vài con số.

phuong-thuc-tuyen-sinh-uit [UIT] CNTT Việt Nhật UIT – Ngành “đáy” hay chỉ là nạn nhân của định kiến?
Lễ tốt nghiệp sinh viên UIT – Kết quả của hành trình học tập và nỗ lực không ngừng

“10 năm sau, người ta chỉ hỏi bạn làm lương bao nhiêu, chứ không hỏi bạn học ngành gì.”

CNTT Việt Nhật không phải là ngành “đáy”. Đó là một cơ hội cho những người có tầm nhìn dài hạn – và họ xứng đáng được tôn trọng như bất kỳ sinh viên nào.

Bạn nghĩ sao về vấn đề kỳ thị ngành học?

Hãy để lại bình luận để chia sẻ góc nhìn của bạn cùng cộng đồng sinh viên trên UniscopeHCM nhé.

2 Bình luận

comments user
Dân làng A

Bài viết rất ý nghĩa, phản ánh đúng thực trạng và truyền tải thông điệp tích cực về sự tôn trọng lựa chọn ngành học của mỗi người.

comments user
NPC 1

Bài viết truyền cảm hứng, giúp mình nhìn nhận lại giá trị của nỗ lực và định hướng cá nhân thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số.

Bình Luận